Thủ tục đề nghị Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - phong tỏa tài khoản

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, có hợp đồng cung cấp sản phẩm cho 1 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài khác (Thời hạn thanh toán trên hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Tuy nhiên, đã nhiều tháng nay công ty B không thanh toán tiền hàng hóa cho công ty chúng tôi, cũng chưa có văn bản nào liên quan đến việc chậm trả công nợ. Vậy công ty chúng tôi có thể tiến hành khởi kiện đòi nợ được không? Cơ quan nào sẽ thụ lý nội dung trên? Chúng tôi có quyền đề nghị ngân hàng phong tỏa tài khoản của công ty B không? Nếu có thì cần tiến hành thủ tục nào? Căn cứ trên điều luật nào?

1. Công ty có thể tiến hành khởi kiện đòi nợ được không?

Theo nhưng thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn dã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho 1 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài khác, công ty bạn đã hoàn thành nghĩa vụ cung ứng ứng của mình, quá thời gian thực hiện nghĩa vụ công ty B không thực hiện nghĩa vụ mà hai bên đặt ra. Nên hành vi của công ty B đã vi phạm hợp đồng.

Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, công ty bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu công ty B thanh toán công nợ, lãi phát sinh và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết?

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trường hợp này thuộc tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Như vậy, theo Điểm b Khoản 1 Điều 35 và Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty B có trụ sở có thẩm quyền giải quyết.

3. Thủ tục để nghị Tòa án dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của công ty B tại ngân hàng.

Bạn không thể đề nghị ngân hành phong tỏa tài khoản của công ty B được, mà bạn phải đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - phong tỏa tài sản trong thời gian gửi đơn khởi kiện.

Theo Khoản 10 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có quyền nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - phong tỏa tài khoản tại ngân hàng.

Thủ tục để nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, cụ thể như sau:

*Hồ sơ:

- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (có nội dung tại Khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

- Chứng từ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

- Chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.

(Ví dụ: Công ty yêu cầu phong tảo tài khoản công ty B có giá trị 1 tỷ thì công ty bạn phải nộp chứng từ bảo lãnh hoặc một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương ứng 1 tỷ cho Tòa).

*Nơi nộp:

Tòa án thụ lý giải quyết (Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty B có trụ sở)

*Thời gian giải quyết.

=> Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu

Ban biên tập phản hồi đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phong tỏa tài khoản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào