Xâm phạm quyền sáng chế bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Năm 2017 công ty tôi có sáng chế ra máy đập lúa liên hoàn và bán ra thị trường được 1 năm, phát hiện một cơ sở sản xuất khác bán ra thi trường máy đập lúa liên hoàn giống y hết máy công ty tôi sản xuất. Vậy cho hỏi cơ sở đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không?

Theo Khoản 1 Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định hình thức xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

"Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự."

Mặt khác, theo Điểm a Khoản 53 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017 quy định trách nhiệm hình sự đối với việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau:

" Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm."

Như vậy, khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là "xâm phạm đến đối tượng là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ". Vì vậy, sáng chế không thuộc khách thể của tội này. Cho nên, cơ sở sản xuất mà bạn cho là xâm phạm đến sáng chế của công ty bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Ban biên tập phản hồi đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáng chế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào