Nhận thế chấp là sổ bảo hiểm xã hội để vay vốn có vi phạm pháp luật không?

Tôi có cho một người bạn mượn một số tiền để làm ăn và nhận thế chấp bằng sổ bảo hiểm xã hội của tôi, sổ đó ghi nhận đóng bảo hiểm xã hội được 6 năm 7 tháng. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi, việc tôi nhận thế chấp sổ bảo hiểm xã hội để cho người bạn vay vốn có vi phạm pháp luật không? Việc nhận thế chấp này có được pháp luật bảo vệ không?

Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc thế chấp tài sản như sau:

- Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Và theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản được giải thích và quy định như sau:

- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

=> Theo quy định trên thì sổ bảo hiểm xã hội không được coi là tài sản, vậy nên không được đem ra để thế chấp. Nếu tổ chức, cá nhân sử dụng sổ bảo hiểm vào việc thế chấp và nhận thế chấp thì sẽ không được pháp luật bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ bạn nhé. Sổ bảo hiểm là nơi ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội về thời gian đóng và mức đóng. Chỉ có giá trị khi thực hiện các giao dịch tại cơ quan bảo hiểm xã hội và trong một số trường hợp khác.

Bởi giao dịch dân sự trên là vô hiệu, vì đối tượng được đem ra thế chấp không đáp ứng điều kiện của pháp luật. Nếu có tranh chấp pháp sinh thì toà án tuyên vô hiệu.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như sau: 

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào