Văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân của cán bộ, công chức được quy định như thế nào?

Lời ăn, tiếng nói là những nét văn hóa rất cơ bản của cán bộ, công chức. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân của cán bộ, công chức được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân của cán bộ, công chức được quy định tại Điều 16 và Điều 17 Luật cán bộ, công chức 2008 với nội dung như sau:

Văn hóa giao tiếp ở công sở:

+ Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

+ Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

+ Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.

- Văn hóa giao tiếp với nhân dân

+ Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

+ Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Trên đây là nội dung giải đáp về văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân của cán bộ, công chức.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào