Áp dụng biện pháp ngăn chặn

Con tôi tham gia trong một vụ gây rối trật tự công cộng, sau đó sợ và bỏ trốn. Khi cơ quan công an có giấy triệu tập cháu không có mặt nhưng khi nghe bố mẹ giải thích cháu đã tới cơ quan công an đầu thú và lập tức bị giữ lại ngay, trong khi đó những người tham gia khác hầu hết đều được thả. Việc con tôi bị giữ lại như vậy có đúng không và thời gian bị tạm giữ là bao lâu?

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, được quy định tại điều 79 -Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Trong những trường hợp cụ thể, nếu đủ một trong những căn cứ nêu trên và xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo. Trường hợp con trai bà bị cơ quan công an tạm giữ là đúng theo quy định tại điều 86 - BLTTHS: Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Con bà có thể bị tạm giữ trong trường hợp cơ quan công an cần có thời gian để lấy lời khai và xác minh những tình tiết cần làm rõ về hành vi phạm tội, căn cước, lý lịch, nhân thân của con bà; hoặc công an cho rằng con bà có thể bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Thời gian tạm giữ trong trường hợp cần thiết, hoặc trường hợp đặc biệt có thể đến 9 ngày.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp ngăn chặn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào