Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thuế

Em là sinh viên của trường Đại học Huế, khoa Luật. Hiện nay, em đang học môn Luật Hành chính. Anh chị cho em hỏi trước khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thì thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thuế được quy định cụ thể ra sao? Xin cảm ơn  Duy Khánh - Đà Nẵng

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thuế được quy định tại Điều 36 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008)

Trừ trường hợp luật có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền:

1. Nhân viên thuế đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào