Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định như thế nào?

Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định tại Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành với nội dung như sau:

- Ưu tiên thực hiện tất cả biện pháp thích hợp để cứu người.

- Đối với sự cố hạt nhân, thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp như ẩn náu, sơ tán, phát thuốc KI nhằm giảm liều bức xạ và ngăn ngừa xảy ra các hiệu ứng sinh học tất định; đối với sự cố bức xạ, thực hiện các biện pháp bảo vệ chống bức xạ thích hợp.

- Thay đổi các hành động bảo vệ khẩn cấp phù hợp với diễn biến sự cố dựa trên thông tin có được từ sự cố.

- Chấm dứt hành động bảo vệ khi hành động đó không còn phù hợp.

Trên đây là nội dung trả lời về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 25/2014/TT-BKHCN.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào