Tranh chấp lao động cá nhân nào giữa người lao động với người sử dụng lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải?

Ban biên tập có nhận được thắc mắc của Bạn Tuyết Anh, hiện bạn đang là công chức đang làm việc tại phòng Lao động Thương binh Xã hội của huyện, tôi có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Tranh chấp lao động cá nhân nào giữa người lao động với người sử dụng lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải?

Những tranh lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động không bắt buộc phải hòa giải quy định tại Điểm a Mục 2.1 Phần I Hướng dẫn 95/HD-TLĐ năm 2016 Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào