Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tài chính

Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Luật Phòng chống tham nhũng được thực hiện nhiều năm nhưng hiểu cụ thể như thế nào thì nhiều người còn chưa thực sự rõ. Là bạn đọc của trang Ngân hàng pháp luật, tôi rất mong mỗi tuần Ban biên tập trả lời và giải thích những thắc mắc của chúng tôi, cụ thể là yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Hy vọng sớm nhận được hồi đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Nhã Phương (phuong***@gmail.com)

Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tài chính được quy định tại Điều 11 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:

- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ Tài chính, của cơ quan, tổ chức thuộc Bộ phải bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; thực hiện đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh. Đơn, thư khiếu nại, tố cáo và tin phản ánh từ các nguồn đến cơ quan, tổ chức thuộc Bộ phải được tiếp nhận, xử lý kịp thời, lập hồ sơ, ghi chép vào sổ theo dõi, tổng hợp, báo cáo đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu.

- Việc tiến hành xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo phải bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, kịp thời, thận trọng, chính xác, khách quan, trung thực; báo cáo kết quả xác minh phải được công khai, dân chủ.

- Kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đúng nội dung, đúng đối tượng, có căn cứ pháp luật và khả thi; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

- Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính phải phối hợp, cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu mà mình đang quản lý, lưu giữ có liên quan đến khiếu nại, tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đó theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tài chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào