Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Văn Nhanh sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời qua các giai đoạn nhưng vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành, công bố và sử dụng chứng cứ được quy định như sau:

Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, đương sự, có thể áp dụng những biện pháp sau đây để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng:

1- Buộc một bên phải thực hiện việc cấp dưỡng;

2- Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức chăm nom;

3- Trả tiền lương hoặc tiền công lao động;

4- Kê biên tài sản đang tranh chấp để tránh việc tẩu tán;

5- Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp

6- Cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan đến việc tranh chấp;

7- Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định.

Trên đây là nội dung tư vấn về Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào