Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực

Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ, quyền của người thực hiện chứng thực:

- Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện CT.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc CT của mình.

- Không được CT hợp đồng, giao dịch, CT chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em một của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.

- Từ chối CT trong các bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để CT bản sao; trường hợp không được CT chữ ký; giấy tờ, văn bản không được dịch để CT chữ ký người dịch theo quy định.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu CT.

- Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

- Hướng dẫn người yêu cầu CT bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ CT chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền CT, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp từ chối CT, người thực hiện CT phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu CT.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào