Việc tạm nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam để sử dụng sau đó tái xuất chính hàng hóa đó được quy định như thế nào?

Việc tạm nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam để sử dụng sau đó tái xuất chính hàng hóa đó được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Trường Sơn. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Việc tạm nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam nhằm phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác sau đó tái xuất chính hàng hóa đó được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việc tạm nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam nhằm phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác sau đó tái xuất chính hàng hóa đó đuợc quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:

Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo các quy định sau:

- Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất trên cơ sở văn bản chấp thuận của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.

- Hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Nghị định 69/2018/NĐ-CP khi sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý.

- Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.

Trên đây là nội dung trả lời về việc tạm nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam nhằm phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác sau đó tái xuất khẩu. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhập khẩu hàng hóa

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào