Nguyên tắc sửa lỗi sau giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam

Nguyên tắc sửa lỗi sau giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Tùng, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về lưu ký chứng khoán, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là nguyên tắc sửa lỗi sau giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Nguyên tắc sửa lỗi sau giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được quy định tại Điều 38 Thông tư 05/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

- VSD thực hiện sửa lỗi sau giao dịch của thành viên lưu ký trong các trường hợp thành viên lưu ký là công ty chứng khoán đặt nhầm, sai lệnh của khách hàng như: sai số tài khoản của khách hàng, sai chứng khoán, sai mức giá, thừa lệnh, nhầm lệnh mua thành lệnh bán và ngược lại, sai số lượng chứng khoán.

- Việc sửa lỗi sau giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc:

+ Trường hợp thành viên lưu ký sửa lỗi có tài khoản tự doanh, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được VSD điều chỉnh thành lệnh giao dịch tự doanh của thành viên lưu ký;

+ Trường hợp thành viên lưu ký sửa lỗi không có tài khoản tự doanh, VSD sẽ mở tài khoản chứng khoán sửa lỗi giao dịch cho thành viên lưu ký để hạch toán tạm thời số chứng khoán mà thành viên lưu ký được nhận hoặc phải trả do phải thực hiện sửa lỗi. Cơ chế thực hiện như sau:

++ Khi được nhận chứng khoán từ việc sửa lỗi, thành viên lưu ký này phải có nghĩa vụ bán ngay số chứng khoán được nhận về trên tài khoản chứng khoán sửa lỗi giao dịch vào phiên giao dịch gần nhất để VSD tất toán tài khoản;

++ Khi phải hoàn trả chứng khoán vay từ bên cho vay, thành viên lưu ký này được phép duy trì tài khoản chứng khoán sửa lỗi giao dịch cho đến khi hoàn tất nghĩa vụ đối với bên cho vay chứng khoán.

- Đối với các lỗi không thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều này, Tổng Giám đốc VSD có thẩm quyền xem xét, xử lý sau khi có ý kiến chấp thuận của UBCKNN.

- Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc sửa lỗi sau giao dịch:

+ Các bên tham gia giao dịch phải chịu trách nhiệm đối với lỗi do mình gây ra trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Thành viên lưu ký chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với lỗi sau giao dịch của khách hàng;

+ Trường hợp lỗi của thành viên lưu ký là công ty chứng khoán dẫn đến việc khách hàng của thành viên lưu ký là ngân hàng thương mại (ngân hàng lưu ký) thiếu chứng khoán để thanh toán, ngân hàng lưu ký được phép đơn phương từ chối thanh toán giao dịch, thành viên lưu ký là công ty chứng khoán liên quan phải chịu trách nhiệm thanh toán giao dịch lỗi.

- Thành viên lưu ký do sửa lỗi sau giao dịch dẫn tới tạm thời mất khả năng thanh toán chứng khoán được áp dụng các cơ chế hỗ trợ theo quy định tại Điều 41 Thông tư này.

- VSD hướng dẫn trình tự, thủ tục sửa lỗi sau giao dịch đối với chứng khoán giao dịch qua SGDCK.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc sửa lỗi sau giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tìm hiểu thêm tại Thông tư 05/2015/TT-BTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào