Nguyên tắc xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng

Nguyên tắc xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hoàng Ngọc, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Nguyên tắc xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (hoang_ngoc***@gmail.com)

Nguyên tắc xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành như sau:

- Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

- Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về nguyên tắc xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 42/2017/QH14.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào