Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, đơn, thẻ tiết kiệm được quy định như thế nào?

Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồng Phương, qua tìm hiểu quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, đơn, thẻ tiết kiệm được quy định tại Điều 67 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau:

- Việc xử lý tài sản bảo đảm là trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm.

- Bên nhận cầm cố vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục được pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hoá ghi trên vận đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 65 Nghị định này.

Trong trường hợp người giữ hàng hóa không chuyển giao hàng hoá theo vận đơn cho bên nhận bảo đảm mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận bảo đảm.

- Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.

Trên đây là nội dung câu trả lời về xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản là giấy tờ có giá, đơn, thẻ tiết kiệm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào