Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu thiết bị tàu biển nước ngoài đi sửa chữa ở nước ngoài

Bên công làm đại lý cho 1 tàu quốc tịch HONG KONG cập Cảng Việt Nam để dỡ hàng. Trên tàu đang có 2 thiết bị bị hỏng. Ở Việt Nam không sữa chữa được, chủ tàu muốn đưa 2 thiết bị này bằng đường biển ra Cảng Hải Phòng rồi gửi sang Singapo để sữa chữa. Vậy cho hỏi thủ tục của việc đưa 2 thiết bị này từ tàu ra Cảng Hải Phòng rồi xuất đi Singapor làm như thế nào?

1. Trường hợp hàng hoá chưa hoàn thành thủ tục nhập khẩu

Căn cứ khoản 4 điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định:

“Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất

4. Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập”.

Căn cứ điều 95 và điều 96 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 95. Từ chối nhận hàng

1. Người nhận hàng ghi trên vận tải đơn được từ chối nhận hàng trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại;

b) Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc người gửi hàng không thực hiện đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng thuê kho ngoại quan.

2. Cơ quan hải quan không xử phạt đối với trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng trước thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan, trường hợp từ chối sau thời điểm này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 96. Xử lý việc từ chối nhận hàng

1. Khi phát hiện người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan nếu người nhận hàng từ chối nhận hàng thì nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản thông báo từ chối nhận hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối và đề xuất phương án xử lý (tái xuất, tiêu hủy hoặc tịch thu, bán đấu giá);

b) Chứng từ chứng minh việc người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan;

c) Văn bản thông báo và đề nghị xử lý của người gửi hàng (nếu có).

Trường hợp người gửi hàng gửi nhầm địa chỉ thì người nhận hàng có văn bản thông báo từ chối nhận hàng gửi cơ quan hải quan.

2. Địa điểm thông báo từ chối nhận hàng:

a) Trường hợp hàng hóa đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu;

b) Trường hợp hàng hóa đã vận chuyển đến kho ngoại quan, kho CFS hoặc địa điểm kiểm tra hải quan ngoài cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.

3. Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan nơi giám sát hàng hóa phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng để tiến hành phân loại, xử lý theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.

4. Phân loại, xử lý

Việc phân loại, xử lý đối với hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận tải đơn từ chối nhận hàng thực hiện theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan. Ngoài ra, có một số nội dung hướng dẫn bổ sung như sau:

a) Trường hợp tái xuất: Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan nơi giám sát hàng hóa giám sát hàng hóa thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập;…”.

Theo quy định trên, công ty gửi công văn từ chối nhận hàng đến cơ quan hải quan nơi hàng hoá đang được lưu. Cơ quan hải quan không xử phạt đối với trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng trước thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan, trường hợp từ chối sau thời điểm này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp hàng hoá đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu

Thủ tục tái xuất hàng hoá đã nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 48 Nghị định số 08/20158/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào