Quyền và nghĩa vụ của luật sư trong vụ việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

Quyền và nghĩa vụ của luật sư trong vụ việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Thương mại quốc tế trường Đại học Luật Hà Nội. Hiện tại, em đang thu thập tài liệu để hoàn thành bài tiểu luận về cơ chế chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Qua tìm hiểu, em được biết quá trình xử lý vụ việc chống bán phá giá có sự tham gia của nhiều thành phần trong đó có luật sư của Người yêu cầu và Người bị yêu cầu. Cho em hỏi theo quy định hiện hành thì khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, luật sư thực hiện những quyền và nghĩa vụ gì?Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Thanh Tâm (tam***@gmail.com)

Ngày 04/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh Chống bán phá giá) về Cơ quan điều tra chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra và việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, quyền và nghĩa vụ của luật sư trong vụ việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 16 Nghị định 90/2005/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:

a) Tham gia các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá;

b) Xác minh, thu thập và cung cấp tài liệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên mà mình đại diện;

c) Nghiên cứu những tài liệu trong hồ sơ vụ việc chống bán phá giá;

d) Được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc chống bán phá giá, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 30 Nghị định này, để thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên mà mình đại diện;

đ) Giúp bên mà mình đại diện về mặt pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ;

e) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

g) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá;

h) Không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc chống bán phá giá vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quyền và nghĩa vụ của luật sư trong vụ việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 90/2005/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống bán phá giá

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào