Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ được phép đầu tư

Xử phạt như thế nào đối với doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ được phép đầu tư? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Thị Kim. Tôi đang làm việc tại công ty bảo hiểm Viễn Đông. Tôi đang công tác tại phòng đầu tư dự án, có một số thắc mắc liên quan đến công việc tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là về nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư các nguồn vốn đó vượt mức quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0168***)

Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ được phép đầu tư được quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm a Khoản 5 Điều 29 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

b) Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ được phép đầu tư vào các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;

Ngoài ra, liên quan đến nội dung trên, Ban biên tập cung cấp thêm thông tin đến bạn quy định về tỷ lệ được phép đầu tư vào các lĩnh vực của nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ như sau:

+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:

- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

+ Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:

- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện tương tự tỷ lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài.

- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện tương tự tỷ lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nên tham khảo tỷ lệ được phép đầu tư nêu trên để đầu tư đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng vi phạm và có thể bị phạt tiền lên đến 70.000.000 đồng, đồng thời, phải nộp lại số lợi, lợi nhuận bất hợp pháp từ hành vi đầu tư vượt quá tỷ lệ được phép trên.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ được phép đầu tư. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào