Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định như thế nào?

Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em mới vừa tốt nghiệp ra trường, hiện tại đang công tác tại Ủy ban nhân dân xã, em cũng có tham gia vào tổ chức công đoàn cơ sở ở cơ quan em, nhưng ngoài ra em thường nghe mọi người hay nói đến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Nhưng em thật sự không hiểu rõ lắm nó là gì. Chính vì vậy, Em có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định ra sao? Em có thể tham khảo nội dung này ở đâu? Rất mong nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.  Minh Long (long***@gmail.com)

Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 24 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 như sau:

1. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công đoàn giáo dục huyện) do Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập hoặc giải thể sau khi có sự đồng ý của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn giáo dục huyện là đoàn viên và người lao động trong Cơ quan phòng giáo dục, các trường học (công lập và ngoài công lập), đơn vị thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý.

3. Công đoàn giáo dục huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động huyện và sự chỉ đạo phối hợp về ngành của Công đoàn ngành giáo dục tỉnh, thành phố.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn giáo dục huyện:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về định hướng phát triển ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các mục tiêu, kế hoạch giáo dục - đào tạo, các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong ngành.

c. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

d. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động trong ngành (bao gồm cả ngoài công lập).

đ. Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở trường học, đơn vị trực thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý; phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào