Thủ tục trình Lãnh đạo Bộ giải quyết công việc của Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện thế nào?

Thủ tục trình Lãnh đạo Bộ giải quyết công việc của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định ra sao? Chào các bạn trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là giảng viên tập sự bộ môn Luật Hành chính nhà nước của trường Trung cấp Luật Thái Nguyên. Trong quá trình giảng dạy, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì việc trình lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông giải quyết công việc được tiến hành như thế nào? Tôi có thể tham khảo thêm nội dung này tại văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Phùng Hồng Thanh (thanh***@gmail.com)

Thủ tục trình Lãnh đạo Bộ giải quyết công việc của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 20 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT. Cụ thể như sau:

 1. Thủ tục trình Lãnh đạo Bộ giải quyết công việc:

a) Công văn, tờ trình Lãnh đạo Bộ phải do Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ ký theo đúng thẩm quyền; các tờ trình Lãnh đạo Bộ phải ghi rõ họ và tên chuyên viên soạn thảo ở cuối tờ trình.

b) Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác, trong hồ sơ trình nhất thiết phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các đơn vị liên quan; những đề xuất của địa phương có liên quan đến cơ chế, chính sách cho vùng hoặc lãnh thổ phải có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Hồ sơ trình đối với các văn bản, đề án bao gồm:

- Tờ trình Bộ trưởng phải thuyết minh rõ nội dung chính của đề án, luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, nội dung Tờ trình phải theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định của Bộ; đối với điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế phải theo đúng quy định của các văn bản có liên quan; đối với những đề án, nhiệm vụ trình Lãnh đạo Bộ cho phép xin ý kiến các đơn vị, hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ gồm Tờ trình, dự thảo đề án, nhiệm vụ, dự thảo văn bản gửi các đơn vị lấy ý kiến.

- Văn bản hoặc ý kiến của đơn vị thẩm định đề án theo quy định của pháp luật và Quy chế của Bộ.

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có).

- Các tài liệu cần thiết khác.

2. Người ký trình văn bản dự thảo phải ký tắt vào cuối văn bản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, chặt chẽ cả về nội dung, hình thức và thể thức của văn bản dự thảo.

3. Các công văn, Tờ trình đề nghị giải quyết công việc chỉ gửi 01 bản chính đến đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Nếu cần gửi đến các đơn vị có liên quan để biết hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên các đơn vị đó ở phần nơi nhận của văn bản.

4. Đối với các cơ quan, tổ chức không thuộc sự quản lý của Bộ về hành chính hoặc chuyên môn theo Ngành, thì thực hiện thủ tục gửi công văn đến Bộ theo quy định hiện hành của pháp luật về công tác văn thư. Cơ quan, tổ chức nước ngoài có thể thực hiện thủ tục gửi công văn đến Bộ theo thông lệ quốc tế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục trình Lãnh đạo Bộ giải quyết công việc của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 727/QĐ-BTTTT.

Trân trọng!

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Thông tin và Truyền thông

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào