Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Xuân Thùy (thuy****@gmail.com)

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định tại Điều 35 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 57/2014/NĐ-CP như sau:

1. Tổng Giám đốc là thành viên Hội đồng thành viên do Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, thay thế, khen thưởng, kỷ luật. Tổng Giám đốc được bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá (05) năm.

2. Người được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

b) Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý điều hành SCIC; tốt nghiệp đại học trở lên và có kinh nghiệm đầu tư, quản lý kinh doanh vốn.

c) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật; là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.

d) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, thủ quỹ SCIC, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Tổng giám đốc SCIC.

đ) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

3. Miễn nhiệm Tổng Giám đốc trước thời hạn trong các trường hợp sau:

a) Để SCIC lỗ hai (02) năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu nhà nước giao trong hai (02) năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, ngoại trừ các trường hợp sau đã giải trình và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, gồm:

- Lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Lỗ kế hoạch theo nghị quyết hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do nguyên nhân khách quan (như: Thiên tai, địch họa; Nhà nước thay đổi chính sách; vốn chủ sở hữu thay đổi do tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước...).

b) SCIC lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

c) Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên giao; vi phạm nhiều lần và có hệ thống nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Quy chế quản lý nội bộ của SCIC.

d) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của SCIC.

đ) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

e) Sức khỏe giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành SCIC.

g) Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

h) Không còn đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Khoản 2 của Điều này.

4. Thay thế Tổng Giám đốc trong các trường hợp sau:

a) Tự nguyện xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo đúng trình tự của pháp luật.

b) Khi có quyết định điều chuyển, nghỉ hưu hoặc được bố trí công việc khác.

c) Không đảm bảo sức khỏe để đảm nhận công việc.

d) Bị miễn nhiệm theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Trên đây là quy định về Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 57/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào