Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp ngành công thương được quy định như thế nào?

Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp ngành công thương được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi có một thắc mắc mong được các anh chị hỗ trợ. Quý anh chị cho tôi hỏi: Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp ngành công thương được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Thành lập Hội đồng giám định

1. Việc thành lập Hội đồng giám định trong lĩnh vực công thương được thực hiện trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định.

2. Hội đồng giám định trong lĩnh vực công thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập.

Theo quy định hiện hành tại Điều 11 Thông tư 30/2016/TT-BCT thì việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp ngành công thương được quy định như sau:

a) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học và Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng;

b) Hội đồng giám định có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định;

c) Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Giám định tư pháp.

Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp ngành công thương được quy định tại Thông tư 30/2016/TT-BCT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào