Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên không nhận nhiệm vụ được giao như thế nào?

Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên không nhận nhiệm vụ được giao như thế nào? Đồng chí là chi ủy viên chi bộ, khi chi hội cựu chiến binh tổng kết nhiệm kỳ 2012-2017 đã giới thiệu và bầu đồng chí làm chi hội trưởng nhưng đồng chí không nhận nhiệm vụ và bỏ về. Hình thức xử lý như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều 29 Quy định 181-QĐ-TW quy định:

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Làm những việc tuy pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức, cơ quan, đơn vị, của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên.

b) Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong thực thi nhiệm vụ, công vụ hoặc trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm về quy trình công tác, bỏ vị trí công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

c) Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả tài liệu về minh bạch tài sản, thu nhập mà thực hiện không đúng, không đầy đủ so với quy định.

2. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Được giao quản lý nhưng có hành vi chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định.

b) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc.

c) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu, tài sản, phương tiện của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chính sách, chế độ sai trái vì lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ.

b) Lợi dụng danh nghĩa, phương tiện cơ quan, trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức mình công tác hoặc phụ trách để bao che, tiếp tay cho hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả, buôn bán hàng cấm hoặc hoạt động có tính chất tệ nạn xã hội.

Như vậy, đối với đảng viên, trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao, tù vào sự việc có gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng hoặc có tái phạm hay không thì có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức hoặc có thể khai trừ.

Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, chi bộ đảng có một đồng chí là chi ủy viên chi bộ, khi hội cựu chiến binh tổng kết nhiệm 2012-2017 đã giới thiệu và bầu đồng chí là chi hội nhưng đồng chí không nhận nhiệm vụ và bỏ về, tùy vào mức độ nghiêm trọng hoặc có phải thuộc trường hợp tái phạm hay không để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức hoặc khai trừ. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý kỷ luật đối với Đảng viên không nhận nhiệm vụ được giao. Bạn nên tham khảo chi tiết Quy định 181-QĐ-TW để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỷ luật đảng viên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào