Trường hợp nào được yêu cầu người lao động viết bản kiểm điểm?

Trường hợp nào được yêu cầu người lao động viết bản kiểm điểm? Em làm y tế cho một công ty, vừa qua công ty em có xảy ra vụ ngộ độc thức ăn, 597 người ăn, có 47 người bị ngộ độc, điều trị tại bệnh viện. Công ty em mới thành lập nên đặt suất ăn do công ty suất ăn công nghiệp nấu và chở đến công ty em cho công nhân ăn. Kết quả xét nghiệm là không rõ căn nguyên. Hiện tại, trưởng phòng nhân sự yêu cầu em viết kiểm điểm. Vậy em nên giải quyết thế nào? Chưa có cuộc họp nào họp với em để truy cứu trách nhiệm của em. Phần nhà ăn đã chịu toàn bộ chi phí dù nguyên nhân nào. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: 

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam phải khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:

a) Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;

b) Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;

c) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;

d) Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;

đ) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Quy định cụ thể việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng tới Việt Nam.

5. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ việc thì công ty có trách nhiệm phối hợp điều tra. Tuy nhiên, khi phối hợp điều tra, lấy mẫu thì bạn đã lấy đủ, sau khi lấy mẫu thì nhà ăn tự ý thêm mà không báo cáo nên lỗi đó không thuộc về bạn. Việc bạn được yêu cầu viết bản kiểm điểm đúng hay sai phụ thuộc vào nội quy của công ty và quy chế của mỗi công ty, tuy nhiên trong trường hợp này bạn có thể viết bản tường trình thay vì viết bản kiểm điểm để trình bày về sự việc nếu như yếu tố lỗi không thuộc về bạn. 

Nếu như người sử dụng lao động muốn xử lý kỷ luật bạn vì đã có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh lao động thì người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của bạn trong vụ việc. Bạn có thể trao đổi với người bên phía nhà ăn để chứng minh bạn không có lỗi. Công ty không chứng minh được lỗi của bạn thì sẽ không được xử lý kỷ luật bạn vì không đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động 2012. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp được yêu cầu người lao động viết bản kiểm điểm. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào