Cơ chế xử lý thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?

Cơ chế xử lý thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu một số quy định tôi mới được biết trong lĩnh vực phòng thủ dân sự. Có một thắc mắc tôi không được rõ, mong được quý anh chị hỗ trợ giúp: Cơ chế xử lý thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!

Theo quy định hiện hành tại Điều 18 Nghị định 117/2008/NĐ-CP thì cơ chế xử lý thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự được quy định như sau:

1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư Lệnh các quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả do chiến tranh gây ra.

2. Các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan ngành dọc chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa trên lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự ở địa phương. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, báo cáo lên cấp trên trực tiếp qua cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp chỉ đạo, điều hành lực lượng thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại cơ quan, tổ chức mình và sẵn sàng làm nhiệm vụ ở nơi khác theo lệnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều động lực lượng, phương tiện, vật tư của các cơ quan, tổ chức Trung ương đứng chân trên địa bàn sau khi thống nhất với Bộ, ngành chủ quản.

Cơ chế xử lý thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự được quy định tại Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thủ dân sự

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào