Thế nào là tình thế cấp thiết theo quy định hiện hành?

Vào tháng trước, khi tôi nghe tin đất thông nhà tôi bị 1 vài người đối tượng thuê chiếc xe múc vào xâm lấn thì tôi chạy vào ruộng và dùng gạch và rựa đập bể 2 cái kính xe múc, thẩm định hơn 5 triệu. Sau đó chủ xe có tố cáo tôi tội cố ý hủy hoại tài sản. Họ đã múc và lấy đi khoản 350m3 đất nhà tôi, tôi có tìm hiểu thì thấy trường hợp tôi áp dụng được khoản 1 Điều 16 Bộ luật hình sự 1999, nhưng nếu ra tòa Hội đồng xét xử nói vụ án đất đai tách riêng còn vụ án hủy hoại tài sản tách riêng thì tôi phải dùng lý lẽ nào để nói chuyện? Và mẹ tôi sợ tôi đi tù nên đã mang 5 triệu đi đền bù thì liệu tôi có thắng và lấy lại được 5 triệu đó không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều 16 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tình thế cấp thiết như sau:

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành  vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Theo quy định thì tình thế cấp thiết là việc một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của mình hoặc người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Từ những căn cứ trên, để xác định hành vi gây thiệt hại của bạn có phải là trong tình thế cấp thiết hay không thì bạn phải chứng minh được các yếu tố sau:

+ Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại nay tức khắc.

+ Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế.

+ Việc thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất.

+ Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh. 

Như vậy, nếu bạn chứng minh được hành vi của bạn là tình thế cấp thiết thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý hủy hoại tài sản người khác.

Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tình thế cấp thiết. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tình thế cấp thiết

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào