Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Có các biện pháp khắc phục hậu quả nào áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập? Và căn cứ pháp lý ở đâu? Đây là câu hỏi mà em rất mong nhận được sự tư vấn từ các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn. Em là Nguyễn Thanh Thuỳ (email: thuy***gmail.com, 20 tuổi). Hiện tại, em đang sinh sống và làm việc ở TP. Đà Nẵng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đã được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kế toán bao gồm:

a) Buộc phải hủy các chứng từ kế toán đã lập trùng lặp;

b) Buộc phải khôi phục lại sổ kế toán;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kiểm toán độc lập bao gồm:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

c) Buộc tiêu hủy hồ sơ, tài liệu, bằng cấp, chứng chỉ, giấy chứng nhận gian lận, giả mạo, khai man.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 105/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp khắc phục hậu quả

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào