Xây dựng nội dung kế hoạch giám sát hoạt động của Quốc hội

Xây dựng nội dung kế hoạch giám sát hoạt động của Quốc hội. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hải, đang sinh sống ở Phú Thọ, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Kế hoạch và thời gian giám sát hoạt động của Quốc hội được quy định thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn Ban biên tập. (Thanh Hải_091***)

Nội dung kế hoạch giám sát hoạt động của Quốc hội được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó:

Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm của năm trước.

Chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đề nghị, kiến nghị về nội dung giám sát của Quốc hội đến Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đề nghị, kiến nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.

Tổng thư ký Quốc hội tổ chức tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị giám sát và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và lập dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội để trình Quốc hội.

Trên đây là quy định về nội dung kế hoạch giám sát hoạt động của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào