Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện

Ngày bầu cử HĐND các cấp được quy định như thế nào? Quy định về Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện? nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban bầu cử cấp huyện là gì? Người hỏi: Nguyễn Trường Giang ( 15:44 14/03/2016)

- Điều 5, chương I, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.

- Điều 1, Nghị quyết số 105/2015/QH13 ngày 25/11/2015 quy định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 dự kiến là Chủ nhật, ngày 22 tháng 5 năm 2016


- Khoản b, mục 2, phần II kế hoạch số 40/KH-HĐBCQG ngày 29/1/2016 của Hội đồng bầu cử quốc gia triển khai công tác bầu cử địa biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 quy định về việc thành lập ban bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cụ thể như sau: ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Thành phần Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa phương.
+ Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 11 – 13 thành viên;
+ Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có 9 – 11 thành viên;
+ Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có 7 – 9 thành viên;
Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Thời hạn quyết định thành lập: Chậm nhất là ngày 13/3/2016 (70 ngày trước ngày bầu cử).


- Khoản 3, điều 24, mục 2, chương III, luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của ban bầu cử:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử;
b) Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu;
d) Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử;
đ) Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
g) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp;
h) Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh; chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp;
i) Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng nhân dân huyện

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào