Phân loại cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

Việc phân loại cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Thanh Như, quê ở Nghệ An. Em đang tìm hiểu về lĩnh vực đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Em rất thắc mắc: việc phân loại cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ email của em là như**@gmail.com.

Việc phân loại cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đã được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được phân loại như sau:

Cơ sở đào tạo được chia thành bốn loại, gồm:

1. Cơ sở đào tạo loại 1: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp các loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa.

2. Cơ sở đào tạo loại 2: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ hạng nhì trở xuống, chứng chỉ chuyên môn.

3. Cơ sở đào tạo loại 3: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ hạng ba trở xuống, chứng chỉ chuyên môn.

4. Cơ sở đào tạo loại 4: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư, chứng chỉ nghiệp vụ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc phân loại cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 78/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuyền viên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào