Tòa án cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người bị hại kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào?

Tòa án cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người bị hại kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào?

Có nhiều dạng bỏ lọt tội phạm khác nhau; chẳng hạn Viện kiểm sát truy tố bị cáo ba tội nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xét xử bị cáo hai tội; các chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can (bị cáo) đã thực hiện cấu thành một tội hoặc nhiều tội khác nhưng Viện kiểm sát không truy tố và Tòa án cấp sơ thẩm không thể xét xử các hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố. Khi có kháng cáo của người bị hại cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy kháng cáo của người bị hại là có căn cứ thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng không có quyền sửa bản án sơ thẩm , cũng không có quyền hủy án để điều tra lại, cũng không có quyền hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại vì không có các căn cứ quy định tại Điều 249 và 250 Bộ luật tố tụng hình sự. Trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm phải giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm và kiến nghị Tòa án cấp giám đốc thẩm xem xét lại.

Đối với trường hợp bỏ lọt người phạm tội (có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can hoặc đã khởi tố bị can nhưng được đình chỉ điều tra… việc giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm cũng tương tự như đối với trường hợp bỏ lọt tội phạm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội phạm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào