Văn bản quy phạm pháp luật

Bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án có phải văn bản quy phạm pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 1 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”.

Một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Là văn bản do chủ thể có thẩm quyền;

- Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức do luật định;

- Nội dung có chứa các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung; được áp dụng nhiều lần;

- Được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Đối chiếu với những điều kiện nêu trên thì Bản án của Tòa án không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì:

- Theo quy định tại Điều 2 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chỉ có Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mới được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà không phải là tất cả mọi loại Tòa án;

- Hình thức của văn bản phải là Nghị quyết (của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) hoặc Thông tư (của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) mà không phải là Bản án;

- Trình tự, thủ tục ra Bản án của Tòa án không phải là trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm các khâu soạn thảo, lấy ý kiến…);

- Bản án là văn bản cá biệt chỉ áp dụng đối với một đối tượng nhất định và chỉ áp dụng một lần.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào