Thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào?

Thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào?

Thủ tục giám đốc thẩm được quy định như sau:

Thủ tục giám đốc thẩm được áp dụng khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục này là hình thức đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự.

Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử. Tính chất đặc biệt thể hiện ở đặc điểm:

– Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định đó.

– Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

– Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án, quyết định cóvi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

– Chủ thể làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật( Điều 258 Bộ luật TTDS).

– Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia của viện kiểm sát.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào