Bị nhân viên quấy rối sau nghỉ việc

Chào luật sư, sau đây tôi xin trình bày sự việc này mong các luật sư tư vấn dùm tôi cách giải quyết . Tôi công tác trong lĩnh vực xây dựng, cuối năm 2011 tôi có thuê 1 kỹ thuật tên T về làm việc chỉ thỏa thuận miệng vì anh T không muốn làm hợp đồng, với mức lương 4.000.000đ / tháng , trong thời gian làm việc tôi có đề nghị anh T  ký hợp đồng và mua bảo hiểm xã họi nhưng anh T vẫn nhất mực từ chối .Cho đến hết năm 2012 tôi có trả lương đầy đủ choanh T. Đến đầu năm 2013 vì nhận thấy công việc không nhiều nên anh T chủ động xin tôi nghỉ việc và tôi cũng đã đồng ý cho anh T nghỉ việc . Trong thời gian từ năm 2013 đến cuối năm 2013 vì có thời gian làm việc lâu dài nên tôi cũng thường hay điện thoại mời anh T ra các buổi tiệc của công ty theo kiểu anh em thân tình , và nhờ anh T làm dùm 1 số hồ sơ liên quan đến công việc và sau mỗi hồ sơ anh T đều nhận được khoản tiền công của mình. Trong thời gian này anh T cũng hay đến công ty với tư cách mượn địa điểm làm việc nhưng không làm công việc của công ty mà giải quyết công việc của riềng anh T . Đến cuối năm 2013 anh T có liên hệ tôi và đòi tôi trả tiền lương với số tiền lên đến 50.000.000đ tôi từ chối trả cho anh T vì lí do anh T đã xin nghỉ việc từ đầu năm và trong thời gian 2013 anh T làm việc giúp tôi tôi đã thanh toán cho anh T sau từng công việc . Sau khi bị tôi từ chối anh T đã liên tục nhắn tin và điện thoại làm phiền và hăm dọa kêu người xử lí tôi , nhiều lần tôi đã đề nghị anh T đến công ty làm việc nhưng anh T không chịu đến và đòi tôi chuyển 50 .000.000đ vào tài khoản . Anh T cũng thường xuyên đến những chủ dự án nơi tôi làm việc và đòi họ chuyển tiền lương tôi nợ anh T cho anh ta . Sự việc này gây phiền hà cho tôi và những nơi tôi làm việc rất nhiều. Vậy nên tôi tham khảo các luạt sư trong trường hợp này tôi nên làm thế nào?

Trường hợp này bạn phải báo công an và giải quyết dứt điểm quan hệ giữa hai bên như sau:

1. Xem xét quan hệ lao động xem có ràng buộc gì nếu không ký HDLĐ chỉ thỏa thuận miệng thì chưa thể xem là thỏa thuận chính thức nên không có ràng buộc khi người làm thuê nghỉ việc. Nếu có yêu cầu anh ta cung cấp chứng từ thanh toán cói phải do làm công việc phát sinh hay chứng từ khống phải kiểm tra kỹ và làm rõ tại cơ quan công an.

2. Hành vi hăm dọa, đòi tiền là trái pháp luật nên tố cáo cơ quan công an làm rõ để có biện pháp ngăn chặn.

3. Công ty anh cũng phải có thông báo về trường hợp này tức là ý kiến của người đại diện pháp luật nếu người này đến làm việc tại công ty. Nếu chỉ là quan hệ dân sự giữa anh và anh ta thì giữa hai người phải giải quyết không liên quan đến công ty.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chấm dứt hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào