Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 303 BLHS (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật)

Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 303 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật) là trường hợp nào?

    Khoản 2 của điều luật chỉ quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
    Hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự di cho người bị giam, giữ là những thiệt hại gây ra trực tiếp cho người bị giam, giữ và những thiệt hại khác cho xã hội.
 
    Những thiệt hại trực tiếp đối với người bị giam, giữ là thiệt hại đến sức khỏe, tài sản, tinh thần, như do bị kéo dài thời gian giam, giữ mà sức khỏe của người bị giam, giữ bị suy kiệt, bệnh tật không được điều trị kịp thời, bị hoang mang lo sợ. Các thiệt hại này có thể tương tự như trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi truy cứu người không có tội, ra bản án trái pháp luật hoặc quyết định trái pháp luật gây ra. Ngoài ra có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 20/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi giam, giữ người trái pháp luật gây ra.
 
    Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 303, người phạm tội bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là phạm tội nghiêm trọng.
 
    Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới hai năm tù. Nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào