Tranh chấp đất đai có nguồn gốc của ông bà

Ông Bà Nội tôi có 3 người con là : Bác trai , Bố Tôi , Cô Tôi  và 300m2 đất . Cô và Bác tôi được ông bà cho tiền ra ở riêng từ năm 1970 . Bố tôi sống với ông bà tại nhà . Năm 1990 ông bà đều mất , gia đình tôi sống tại đất của ông bà , hàng năm đóng các loại thuế đất đai . năm 2007  Xã làm giấy tờ đất đai lại , sổ đỏ mang tên Bố tôi . Các Bác và Các cô không có ý kiến gì . Năm 2013 Bố tôi và Bác Trai đều mất . Bố tôi Không để lại Di Trúc . Nay các con của Bác tôi và Cô Tôi về Nhà tôi yêu cầu chia tài sản . Vậy Luật sư cho hỏi tôi Phải giải quyết vấn đề này như thế nào . Anh chị Họ tôi có quyền thừa kế tài sản này hay không ?

1. Nguồn gốc đất như bạn trình bày là của ông bà bạn để lại, nếu ông bà bạn khi mất không để lại di chúc thì tài sản thừa kế được phân chia đều cho các đồng thừa kế là bố, mẹ, con của ông bà bạn (còn sống tại thời điểm ông bà bạn chết).

Thời hạn để khởi kiện chia tài sản thừa kế được pháp luật quy định là 10 năm. Ông bà bạn đã mất được hơn 20 năm nên quyền khởi kiện chỉ có thể được thực hiện khi các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Không đạt được điều kiện (i) không có tranh chấp về hàng thừa kế và (ii) các đồng thừa kế  đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì tòa án sẽ không có cơ sở thụ lý giải quyết yêu cầu chia tài sản thừa kế của những người con của bác bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp đất đai

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào