Sổ đỏ mang tên hộ

Gia đình nhà tôi gồm ông nội tôi bố tôi mẹ tôi và tôi. Sổ đỏ có ghi là Hộ ông Hoàng Văn Láu và ông ở chung hộ khẩu với bố tôi mẹ tôi và tôi và ông đứng ra làm chủ hộ. Bố và ông tôi đã mất thì quyền sử dụng đất sẽ thuộc về tôi phải không. Nếu như thế thì tôi làm gì để chuyển sổ đỏ sang tên tôi. Các bác tôi đến đập phá nhà và tường để đào rãnh phân chia đất là đúng hay sai xin các luật sư tư vấn giúp

Luật sư rất tiếc vì sự việc trên đang xảy ra với gia đình của bạn. Nội dung bạn hỏi liên quan tới tranh chấp di sản thừa kế của ông nội bạn cũng như của bố bạn.

Về nguyên tắc thửa đất được cấp cho hộ gia đình - gồm những người trong hộ gia đình. Nên phần của ông nội bạn sẽ chỉ được sử dụng một phần thừa đất đó và phần thuộc quyền sử dụng của ông nội bạn đang phát sinh quan hệ về phân chia di sản thừa kế.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về Hộ gia đình và tài sản chung của hộ gia đình cũng như về việc quản lý sử dụng tài sản chung.

Điều 108. Tài sản chung của hộ gia đình

Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.

Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Khi chia thừa kế nếu không có di chúc thì phải chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự như sau:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ đỏ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào