Chở người khác bị ngã xe gây thương tích có phải bồi thường không?

Anh cho em hỏi: người nhà em có 2 người, con chú với con bác, 2 anh chở nhau đi bằng phương tiện xe máy, người anh chạy xe chở em ngồi sau. Khi chạy xe người anh không làm chủ được tốc độ nên đã tự té xuống đường. Hậu quả người em ngồi sau chết tai chỗ, người anh bi thương nặng. Bây giờ gia đinh người e không yêu cầu bồi thường thiệt hại gì. Luật sư Liên cho em biết, trường hợp như thế thì người điều khiển xe máy ấy chịu trước pháp luật như thế nao? Nếu như gia đình người nhà bên người em xin bảo lãnh thì được giảm mưc phạt như thế nào?

Khoản 1 Điều 202 BLHS quy định: ‘Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.

Điểm 4.1 khoản 4 Mục I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự quy định: “Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên…”

 Trong trường hợp này, khi cơ quan công an điều tra được nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do lỗi của người anh trai đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thì người anh trai sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo khoản 1 Điều 202 BLHS với hình phạt là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm cũng như những tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS, Tòa án đưa ra khung hình phạt phù hợp với người phạm tội.

Khoản 1 Điều 92 BLTTHS quy định: “Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, vấn đề bảo lãnh trong tố tụng hình sự chỉ là một trong các biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam chứ không được coi là biện pháp để giảm mức hình phạt. Để được giảm mức hình phạt, người phạm tội phải có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46, 47 BLHS.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào