Giữ sổ bảo hiểm xã hội của công nhân.

Chào Luật sư! Xin phép được hỏi ý kiến của LS về vấn đề sau: Nghỉ tết Âm lịch xong, công ty chúng tôi đi vào hoạt động. Nhưng công nhân viết đơn xin nghỉ rất nhiều, Giám đốc công ty tôi không đồng ý cho họ nghỉ như nguyện vọng của họ viết trong đơn. Cụ thể như sau:  Công nhân viết đơn xin nghỉ ngày 17/02/2013 và xin nghỉ ngày 28/02/2013. Nhưng GĐ không đồng ý và chỉ cho họ nghỉ vào ngày 16/03/2013. Có người trong số đó do đã có kế hoạch rồi nên họ gặp GĐ, hỏi ông ấy : "nếu làm đến hết ngày 28/02/2013 rồi nghỉ, công ty có trả lương tháng 2 đó không?" và GĐ trả lời là không trả. Nên hôm sau họ đã nghỉ làm, mặc sự không đồng ý của GĐ. Hôm nay. ngày 21/02/2013 GĐ công ty tôi có nói với bộ phận nhân sự: " Sẽ không trả sổ bảo hiểm xã hội cho những người nghỉ kia (những người nghỉ không được đồng ý), trừ khi những người đó quay lại công ty bồi thường thiệt hại cho công ty vì đã nghỉ việc không được sự đồng ý". Xin hỏi LS, Công ty tôi làm như vậy là đúng luật hay chưa? Nếu muốn đảm bảo lợi ích cho người lao động thì chúng tôi cần làm những gì? Rất mong LS sớm có câu trả lời giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Việc người lao động muốn nghỉ việc theo thỏa thuận với người sử dụng lao động hay đơn phơng chấm dứt hợp đồng lao động (không cần ý kiến chấp thuận của người sử dụng lao động) đều phải thuân thủ đúng quy định của pháp luật lao động chứ không phải muốn là nghỉ ngay. Theo đó, nếu là nghỉ việc theo thỏa thuận của hai bên thì phải làm đơn và được sự đồng ý chấp thuận của người sử dụng lao động. Sau đó, tiến hành bàn giao công tác và nghỉ việc theo đúng nội dung va thời gian thỏa thuận. Khi đó người sử dụng lao động phải giải quyết mọi quyền lợi và chế độ cho người lao động trong vòng 7 ngày kể từ ngày người lao động nghỉ việc và chốt sổ BHXH trả cho ngươi lao động để lam thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân thủ theo quy định tại điều 37 Bộ luật lao động với hai vấn đề: Lý do đơn phương chấm dứt phải đúng và phải tuân thủ thời gian báo trước. Khi đó, người sử dụng lao động có trách nhiện tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành chi trả mọi chế độ cho người lao động và chốt sổ BHXH trả cho người lao động như trường hợp nói trên. Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình thì người lao động không nên hành xử tự phát mà việc nghỉ việc tuyệt nhiên phải chấp hành quy định của pháp luật lao động. 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào