Thấy người bị tai nạn nguy kịch không cứu, có phạm tội?

Tôi đang là công nhân của một công ty điện tử, hai ngày trước khi đi làm ca đêm về gần đến nhà thì phát hiện có một vụ tai nạn. Tôi thấy một người nằm bẹp bên vệ đường bên cạnh là chiếc xe máy. Do trời tối lại một mình nên tôi phóng xe một mạch về nhà. Sáng hôm sau, nghe mọi người kể người bị tai nạn hôm qua đang nguy kịch và được cấp cứu ở bệnh viện do mất nhiều máu. Nếu người đó chết tôi có phạm tội không ?

Việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có đủ các dấu hiệu thỏa mãn sẽ cấu thành tội phạm. Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự 1999 thì “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a)Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp..”

Để thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm này cần xác định bạn có đủ điều kiện cứu giúp hay không? Có ý thức được rằng người bị tai nạn đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng? Hậu quả chết người phải xảy ra và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì "người có điều kiện mà không cứu giúp" đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn tuy có đủ điều kiện để cứu giúp nhưng không làm khiến người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chết thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, trong trường hợp khi có yêu cầu nhưng tổ chức, cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào