Hoạt động cho thuê lại lao động

Công ty chúng tôi có 3 nhân viên nữ làm việc tại Phòng xuất nhập khẩu chuẩn bị nghỉ thai sản 6 tháng. Giám đốc không muốn tuyển dụng nhân viên thời vụ trong thời hạn 6 tháng, mà muốn thuê lại lao động từ một số công ty dịch vụ cho thuê lao động. Xin hỏi luật sư, việc thuê lao động của công ty chúng tôi có được pháp luật cho phép không? Nếu được thì chúng tôi phải làm những thủ tục gì ?

Hoạt động cho thuê lại lao động được ghi nhận trong BLLĐ hiện hành. Các doanh nghiệp được quyền thuê lại lao động từ các doanh nghiệp cho thuê lao động theo những ngành nghề pháp luật cho phép.

Do bạn không nêu rõ những nhân viên nữ đó làm công việc gì trong Phòng xuất nhập khẩu nên chúng tôi tạm chia thành hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Những nhân viên nữ làm công việc xuất nhập khẩu. Theo hướng dẫn tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22-5-2013, đối chiếu với danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, công việc xuất nhập khẩu không thuộc danh mục công việc được phép cho thuê lại lao động. Do đó, nếu công ty bạn vẫn muốn thực hiện hành vi thuê lại lao động từ một số công ty cho thuê lao động để làm công việc xuất nhập khẩu thì hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật lao động hiện hành.

Trường hợp 2: Những nhân viên nữ làm công việc thư ký, trợ lý hành chính trong Phòng xuất nhập khẩu. Những công việc này thuộc danh mục công việc được phép cho thuê lại lao động theo quy định tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP. Như vậy, công ty bạn có quyền thuê lại lao động từ một số công ty cho thuê lao động.

Căn cứ Điều 55, BLLĐ, để thuê lao động, công ty bạn và công ty cho thuê lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.

Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại.

b) Thời hạn thuê lại lao động, thời gian bắt đầu làm việc của người lao động.

c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

d) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà công ty cho thuê lại đã ký với người lao động
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cho thuê lại lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào