Cướp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Thưa luật sư tôi có câu hỏi thế này. Có 3 nhân vật A,B, C.  A và B muốn đánh để đe dọa C không được buôn bán tại địa bàn của mình. Sau khi đánh C ngất đi, thấy tiền trong túi C rơi ra, A và B lấy số tiền đó, nhưng nó không đến 500nghin đồng. Vậy  trong tình huống này, chúng ta nên xét theo tội cướp tài sản tại Điều 133 hay tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Điều 137 dù tiền chiếm được dưới 2 triệu đồng. Mặc dù mục đích ban đầu của A, B hoàn toàn là chỉ muốn đánh C để đe dọa nên không thể thỏa điều kiện cướp Nhưng nếu xét theo tội công nhiên chiếm đoạt thì tiền chiếm đoạt lại ít theo luật định mà hậu quả sau khi chiếm đoạt cũng không đạt tới gây hậu quả nghiêm trọng. Xin luật sư giải đáp cho tôi thắc mắc trên.

          Với tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự thì không quy định giá trị tài sản tối thiếu bị chiếm đoạt như một số tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác... Chỉ cần có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản ( dù thực tế chưa lấy được tài sản hoặc tài sản chỉ trị giá 1000 đồng...) là sẽ bị xử lý về tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS (loại tội phạm cấu thành hình thức)..

         Việc xác định hai người kia phạm tội gì còn phụ thuộc vào các tình tiết, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Về mặt lý thuyết thì hành vi dùng vũ lực đó không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nên không cấu thành tội cướp tài sản. Dù số tiền chiếm đoạt trên 2trđ thì cũng không thể xử lý về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì việc chủ sở hữu tài sản không thể quản lý, bảo vệ được tài sản là do hai đối tượng trên gây nên chứ không phải do nguyên nhân khách quan...

         Nhưng trên thực tế, những hành vi trên hầu hết bị xử lý về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào