Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

Tại sao Doanh nghiệp (DN) tư nhân lại không có tư cách pháp nhân? Và trách nhiệm vô hạn của công ty này được hiểu như thế nào? Ưu điểm và nhược điểm?

1/ Về tư cách pháp nhân:

Đây làmột ý kiến rất hay, phần lớn rất nhiều các chủ doah nghiệp tư nhân, kể cả những người nghiên cứu Luật và các Luật sư hiện nay đều rất lúng túng khi được hỏi tại sao DNTN lại không có tư cách pháp nhân. 
Đầu tiên theo quy định tại Điều 84 Luật Dân sự 2005, được gọi là pháp nhân khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: 
Điều 84. Pháp nhân 
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 
1. Được thành lập hợp pháp; 
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập 
Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có đầy đủ điều kiện đó, chỉ trừ một phần nhỏ đó là không có tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đôc lập, mà chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản. Có nghĩa Tài sản của công ty lại liên quan đến tài sản cá nhân vì thế không có tư cách pháp. Đó là giải thích của các nhà làm luật. NGoài ra không có lý do nào khác. 
Tuy nhiên, điều trên lại mâu thuẫn với công ty hợp danh, bởi công ty hợp danh cũng chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của các thành viên hợp danh nhưng lại có tư cách pháp nhân. Hỏi lý do tại sao lại như thế thì các luật sư bó tay, luật Việt Nam là vậy. 
2. Về trách nhiệm vô hạn: 
Được hiểu như sau, trong quá trình kinh doanh cũng như khi phát sinh các nghĩa vụ tài chính thì công ty không những chịu trách nhiệm bằng tài sản (vốn đã đăng ký) của công ty, mà bản thân của doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình có được (các bạn thấy sợ chưa...?). Ví dụ: Công ty tư nhân A, đăng ký vốn là 5 tỷ đồng, trong quá trình kinh doanh công ty bị kiện vì vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia là 12tỷ đồng, khi đó Tòa án sẽ kê biên toàn bộ 10 tỷ đồng của công ty, còn 2 tỷ đồng chủ doanh nghiệp A phải chịu kê biên tiếp giả sử có nhà, xe hơi bù vô thêm 2 tỷ nữa. Vô hạn ý nghĩa là thế. 
3. Về Ưu nhược, điểm: 
Phía trên là nhược điểm và là rủi ro lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân. DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN, Không được chuyển đổi, chia tách doanh nghiệp.....Ngoài ra, nó có những ưu điểm sau: 
Vì là doanh nghiệp tư nhân do một người bỏ vốn đầu tư vì thế mình có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề về quản lý, định hướng phát triển...một mình một ta. Có quyền tăng giảm vốn khi nào cũng được vì chịu trách nhiệm vô hạn nên tăng giảm không quan trọng về mặt nghĩa vụ tài chính. Có quyền cho thuê Doanh nghiệp, bán doanh nghiệp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp tư nhân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào