Quy chế tiền lương

Chào Luật sư! Công ty chúng tôi là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện tại Công ty đang áp dụng Thang lương, Bảng lương ban hành theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP để tính trả lương và giải quyết các chế độ cho người lao động, trong Công ty có 300 công nhân lao động áp dụng thang lương A.1 gồm 7 bậc và 38 công nhân lái xe áp dụng bảng lương B.12 (4 bậc). Trong số 300 CNLĐ có gần 100 công nhân hiện đang hưởng bậc 5 (hệ số 3,19), bậc 6 (hệ số 3,74) và bậc 7 (hệ số 4,40).  Nay Công ty xây dựng định mức lao động khoán tới từng công nhân và xây dựng Quy chế tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động trong Công ty theo hướng dẫn tại Nghị định số 86/2007/NĐ-CP. Đối với công nhân lao động Công ty căn cứ định mức của Bộ xây dựng quy định xây dựng mức tiền lương bình quân là bậc 4/7 nhóm II (hệ số 2,71 nhân với mức lương tối thiểu vùng) để tính trả cho người lao động. công nhân lái xe tính hệ số bình quân bậc 2/4 (hệ số 2,76 nhân với mức lương tối thiểu vùng). Công ty vẫn sử dụng hệ số hiện hưởng của công nhân theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN và giải quyết các chế độ quyền lợi cho người lao động. Xin hỏi Luật sư Công ty xây dựng quy chế tiền lương như thế có đúng không? Việc công nhân lao động đang hưởng bậc 5, bậc 6, bậc 7 khiếu lại về việc thiệt thòi quyền lợi và không đồng tình là đúng hay sai? Mong Luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!

Như bạn trình bày, Công ty bạn là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện tại Công ty bạn đang áp dụng Thang lương, Bảng lương ban hành theo Nghị định205/2004/NĐ-CP để tính trả lương và giải quyết các chế độ cho người lao động. Trong Công ty có 300 công nhân lao động áp dụng thang lương A.1 gồm 7 bậc và 38 công nhân lái xe áp dụng bảng lương B.12 (4 bậc). Trong số 300 CNLĐ có gần 100 công nhân hiện đang hưởng bậc 5 (hệ số 3,19), bậc 6 (hệ số 3,74) và bậc 7 (hệ số 4,40).
Do vậy, khi công ty xây dụng định mức lao động và quy chế tiền lương, thưởng ko dựa vào thực tế nêu trên thì tất yếu ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động nên việc họ phản đối là có căn cứ.
Nếu người lao động tiếp tục làm công việc như đã phân công (tức ko có sự điều chuyển sang làm công tác khác) thì phải giữ nguyên hệ số lương và bậc/ngạch lương như họ đang hưởng. Không thể tính bình quân, quy đổi  làm ảnh hưởng đến quyền lợi của từng người.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền lương

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào