Hỏi đáp về đánh bạc

Thưa luật sư Nguyễn  Đức Chánh Luật sư cho tôi hỏi: Cuối năm 2010 tôi có vay của 1 người 3 000 000đ, do không có khả năng thanh toán ( GĐ bị phá sản) lúc đó tinh thần hoảng loạn & đã được chủ nợ mời ghi số đề, lô tô để trả nợ. Tôi đã đồng ý & ghi số đề,lô tô : mỗi lần ghi dưới 1 000 000đ, sau khoảng 2 tháng số tiền nợ lô tô số đề lên đến 4 000 000đ (mỗi ngày nợ 1 ít). Thấy vậy tôi không chơi nữa. Cuối năm 2012 tôi đã trả tổng số tiền là 7 000 000đ ( chưa tính tiền lãi của 3 000 000đ vay tiền mặt, tiền lãi này tôi trả riêng). Đến nay tôi bị tòa án gửi tráp mời đến để giải quyết do bên kia có đơn thưa với tòa tôi nợ 15 000 000 đ. Vậy Luật sư tư vấn cho tôi biết v/v: tôi khai thật sự về nguồn gốc số nợ trên thì có bị phạt tiền hay truy tố không? Xin trân trọng cảm ơn!

Theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

"4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa... (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

Ví dụ 2: Ngày 20-7-2010, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, B mua ba số đề trong một lô đề cụ thể là: mua số 17 với số tiền là 500.000 đồng, mua số 20 với số tiền là 2.100.000 đồng, mua số 25 với số tiền 3.000.000 đồng; trong trường hợp này, chỉ coi B đánh bạc một lần."

Như vậy, với số tiền mà bạn đã tham gia ghi lô đề đã đủ yếu tố cấu thành tội Đánh bạc theo Điều 248 BLHS.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào