Làm gì khi khách hàng lấy hàng nhưng không trả tiền?

Thân chào, các anh chị rành về luật.Tôi có vấn đề này cần mong các anh chị tư vấn giúp.Tôi xin chân thành cảm ơn Tôi đã giao hàng cho một khách hàng là giáo viên của trường Tiểu học Lê Quý Đôn, trong quá trình giao hàng tôi không làm hợp đồng mua bán mà chỉ trao đổi qua điện thoại và trực tiếp giữa hai bên .Lúc đầu tiền trả rỏ ràng nhưng về sau anh này không trả đúng hẹn và hiện tại số nợ đó đã lên 26.000.000đ. Với những người khác thì số tiền đó không đáng giá bao nhiêu nhưng với gia đình tôi đó là một khoản tiền lớn và khó khăn lắm tôi mới kiếm được bao nhiêu đó. Nhiều lần tôi gọi điện nhưng anh này hứa và lại thất hứa,gần đây tôi điện thoại nhắc nhỡ thì anh không bắt máy và có ý không hoàn trả tôi lại số tiền đó nữa. Kính mong luật sư cho tôi biết, tôi phải làm gì trong trường hợp này. Tôi tính sẽ báo cho nhà trường - nơi anh ấy công tác, Phòng giáo dục và gửi đơn lên Công an huyện nơi anh ấy cư trú. Tôi làm như vậy có đúng và được không.

Đối với các giao dịch mua bán thông dụng hàng ngày, giá trị giao dịch không cao và với mục đích nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, sinh hoạt thì hai bên có thể giao dịch bằng miệng theo kiểu "tiền trao - cháo múc" chứ không nhất thiết phải lập hợp đồng mới được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, cho dù là không có hợp đồng thì bạn với tư cách là bên bán cũng phải chứng minh được là mình đã giao hàng nhưng bên mua chưa hoàn thành trách nhiệm trả tiền hàng cho mình bằng các chứng cứ như là đơn đặt hàng, người mua đã ký nhận hàng, tin nhắn mua bán hàng của hai bên qua điện thoại, lời nói xác nhận việc mua bán hàng được ghi âm hoặc có người khác làm chứng việc đã giao hàng nhưng chưa nhận tiền...

Sự việc cho thấy khách hàng của bạn đã lợi dụng sự tin tưởng, thiếu chuyên nghiệp của bạn để chiếm đạt tiền hàng không trả cho bạn. Vì thế, việc đầu ti6en trong trường hợp này là bạn phải củng cố chứng cứ về việc người kia còn thiếu bạn 26 tr chứ không thề nhày bổ đến đòi tiền họ trong khi họ rắp tâm chiếm đoạt và bạn không có chứng cứ thì biết lấy gì chứng minh mà yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp cho bạn.

Theo ý kiến của luật sư thì bạn nên khéo léo tạo lập chứng cứ bằng cách nhắn tin hay gọi điện cho họ để họ xác nhận còn thiếu nợ tiến hàng của bạn. Nếu việc mau hàng nhằm mục đích cá nhân thì bạn có thể đến gặp người đó để yêu cầu nếu chưa thanh toán thì phải ký giấy xác nhận nợ. Nếu việc mua hàng là cho nhu cầu nhà trường thì bạn có thể đến trường tìm gặp người giáo viên nọ, có thể báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường nhờ giải quyết cho bạn.

Qua đấy chắc bạn cũng nê rút ra bài học để việc mua bán kinh doanh của mình không gặp phải những chuyện phiền toái như thế này

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào