Diện chi trả trợ cấp thôi việc

Đơn vị tôi là Phòng TM và Công nghiệp Việt Nam tại TpHCM - Tổ chức đặc thù thành lập theo quyết định của chính phủ. Hiện có một đ/c vừa mất ngày 8/6/2014. Tôi tóm tắt quá trình công tác của đ/c này như sau: - 09/1978 đến 07/1984: đi bộ đội - 08/1984 đến 09/1997: công tác tại cty vận tải biển Sài Gòn - Sở GTVT Tp. HCM - 10/1997 đến mất: công tác tại Phòng TM và Công nghiệp Việt Nam tại TpHCM. Xin hỏi: - Đ/c này có thuộc diện chi trả trợ cấp thôi việc không? Nếu có thì ai trả và cách tính thế nào?

Căn cứ vào luật Lao động năm 2012 thì:

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
 
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
 
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
 
Như vậy, người lao động trên được hưởng trợ cấp thôi việc. 
Cơ quan bạn sẽ chi trả trợ cấp thôi việc với thời gian làm việc của người lao động từ 1/1/2009 trở về trước.
Còn thời gian từ 1/1/2009 đến ngày người lao động mất thì do cơ quan BHXh thanh toán vì thời gian đó người lao động đã tham gia BHTN theo quy định của luật BHXH.
 
Trân trọng!
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp thôi việc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào