Vỡ nó xuất không hóa đơn phạm tội gì?

Doanh nghiệp của Di tôi là một doanh nghiệp mua bán cà phê. Vào thời điểm tháng 12/2010 doanh nghiệp Dì tôi bị vỡ nợ do mất khả năng chi trả. Thời điểm đó Dì tôi nợ của 5 doanh nghiệp khác khoảng 12 tỷ đồng tiền các đon vị này ứng mua cà phê. Do bị vỡ nợ không có khả năng giao cà phê hoặc trả lại tiền nên các chủ doanh nghiệp này đã bàn với Dì tôi là xuất khống hóa đơn GTGT (xuất không có hàng) cho doanh nghiệp họ để họ kê khai khấu trừ thuế, lấy số thuế VAT để trừ vào số nợ Dì tôi đã nợ trước đó, còn Dì tôi kê khai thuế thể hiện nợ thuế của nhà nước.Tổng cộng Dì đã xuất 54 hóa đơn GTGT khống, tiền thuế hơn 14 tỷ đồng cho họ và họ đã kê khai được chấp nhận khấu trừ Họ nói nếu doanh nghiệp Dì tôi vẫn khai báo thuế số hóa đơn này, tức nhận nợ thuế của nhà nước thì sẽ không vi phạm gì. Nhưng tôi thấy Công an cứ gọi Dì tôi lên làm việc suốt, tôi lo quá. Xin luật sư phân tích rõ cho tôi biết trong trường hợp này Dì tôi có phạm tội không, nếu có thì phạm tội gì? những người nhận hóa đơn này để kê khai lấy thuế trừ nợ thì có phạm tội không? tội gì? Họ có buộc phải trả lại số tiền thuế cho nhà nước hay không, hay Dì tôi phải trả? Mong luật sư nhiệt tình giúp đỡ. Xin cảm ơn

Chào em,

Trường hợp này cả chị của em và các doanh nghiệp khai khống để được hoàn thuế giá trị gia tăng VAT lên đến 14 tỷ đồng sẽ chịu trách nhiệm hình sự khi số tiền này dự định chiếm đoạt quá lớn. Không biết hậu quả như thế nào nhưng số tiền định chiếm đoạt quá lớn và căn cứ mức độ phạm tội chưa đạt thì bị phát hiện. Tội danh trong trường hợp này có thể là:
 

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của công an để có kết luận ai phạm tội mức độ có truy tố về tội danh này hay không.

Trân trọng,

LS Nguyễn Trường Hồ

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào