Chế độ ốm đau và việc tham gia Bảo hiểm xã hội.

Cho Tôi hỏi: _ Đối với BHXH, trong khi làm Việc cho công ty có giấy tờ ốm đau của bệnh viện, thì sau bao nhiêu tháng sẽ được BHXH chi trả số tiền của những ngày nghĩ không lương đó, và số tiền trả là bao nhiêu % của lương . _ Vấn đề thứ 2 xin được hỏi là: tôi làm cho công ty A, là đối tác của công ty B. tôi đã đóng tiền BHXH cho công ty A từ trước cho đến tháng 5,có thừa ra một khoảng .bắt đầu từ tháng 6 có thay đỗi là công ty B trực tiếp trả lương và thu BHXH của tôi, nhưng công ty B ko thu tiền thừa của tôi ở công ty A, mà thu trực tiếp lại của tôi.như vậy tôi bị 1 lúc bị A và B thu tiền . trong khi công ty A hứa sẻ trả số tiền thừa này bằng cách gia hạn năm tiếp theo. như vậy tôi kiện công ty A có được không?

1. Điều 117 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.
Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau cho tổ chức bảo hiểm xã hội để quyết toán.
Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Mức hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Theo quy định của Pháp luật BHXH hiện hành, người lao động có hợp đồng lao động ở nhiều đơn vị thì đóng BHXH, BHYT, BHTN theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có mức tiền lương, tiền công cao nhất hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời gian dài nhất. trường hợp của Bạn nếu đã chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty A thì Công ty A sẽ báo giảm với cơ quan BHXH và Bạn tiếp tục tham gia BHXH tại Công ty B. Bạn có thể đàm phán. thỏa thuận giải quyết vấn đề này với Công ty A và Công ty B. Cơ quan Bảo hiểm xã hội không can thiệp đến mối quan hệ giữa Ban với các bên liên quan.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ ốm đau

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào