Đóng cửa chi nhánh và quyền lợi của người lao động

Tôi đang làm việc tại một chi nhánh công ty có trụ sở tại TPHCM (công ty có trụ sở và 5 chi nhánh ở Hà Nội). Tôi và một số nhân viên khác có thời hạn hợp đồng đến hết tháng 4.2014. Khoảng giữa tháng 2.2014, công ty có thông báo bằng miệng cuối tháng 2.2014 sẽ đóng cửa chi nhánh ở TPHCM nhưng chưa có lộ trình cụ thể. Đến ngày 24.2.2014 thì công ty chính thức thông báo công ty đóng cửa vào cuối tháng 2. Sau tháng 2, nếu công việc chưa kết thúc thì nhân viên tiếp tục đi làm, làm ngày nào tính tiền ngày đó cho đến lúc hết việc. Về khoản bảo hiểm thất nghiệp, công ty chỉ đóng cho nhân viên là 11 tháng, tháng thứ 12 công ty không đóng và cho nhân viên chọn là nhân viên tự đóng tháng 12 hoặc sau khi qua công ty khác sẽ đóng tiếp tục. Công ty làm như vậy có đúng hay không? Nếu công ty làm sai thì tôi phải làm sao?

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Theo Điều 38-BLLĐ 2012 k1- điểm c quy định: Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Cụ thể là tại Điều 44 - BLLĐ 2012: Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của bộ luật này.
Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Như vậy, người sử dụng lao động được quyền chấm dứt hợp đồng với người lao động trong trường hợp vì lý do kinh tế phải đóng cửa chi nhánh. Tuy nhiên, theo quy định tại BLLĐ thì việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi thông báo trước 30 ngày cho cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh và phải có phương án sử dụng lao động.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Điều 47- BLLĐ 2012 quy định: Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Việc công ty bạn chấm dứt hợp đồng lao động phải theo quy định tại Điều 47 và khi chi nhánh chấm dứt hoạt động thì các khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được ưu tiên thanh toán.
Người lao động được trợ cấp mất việc làm theo Điều 49 - BLLĐ mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương, nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Tiền bảo hiểm thất nghiệp: Theo Nghị định 127/2008 hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 10: Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội. Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ và đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội. Cung cấp các văn bản theo quy định tại khoản 2 điều 37 nghị định này cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với các quy định nêu trên, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động tuân thủ các quy định pháp luật đảm bảo tốt nhất các quyền của người lao động, trong đó có quyền về trả lương, trợ cấp mất việc làm và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi nhánh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào